Nhảy múa khiến bạn hạnh phúc

 In Blog

“Nếu không có âm nhạc, cuộc sống sẽ là một sai lầm” – Nietzsche. Và ông ấy không hề sai một chút nào vì chúng ta có bản năng bẩm sinh dẫn chúng ta theo nhịp điệu âm nhạc. Thực tế là, hầu hết trẻ em sẽ chuyển động và vỗ tay khi chúng nghe được bài hát yêu thích. Đó là phản xạ không điều kiện liên quan đến nhu cầu của con người được giao tiếp và thể hiện cảm xúc thông qua chuyển động và cơ thể.

Âm nhạc được coi là một ngôn ngữ phổ quát và tất cả mọi người, có thể đánh giá và thưởng thức nó. Trên thực tế, người ta đã phát hiện ra rằng những người thuộc các nền văn hóa khác nhau sẽ có phản ứng cảm xúc giống nhau khi nghe các loại nhạc khác nhau. Vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà các nghiên cứu nhân học chỉ ra rằng các nhóm người có khả năng sống sót cao hơn là những người đã phát triển một điệu nhảy cụ thể và có thể chia sẻ cảm xúc của họ khi nhảy múa.

Tất nhiên, âm nhạc và nhảy múa không chỉ đóng vai trò kết nối xã hội mà còn rất hữu ích cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Các nghiên cứu gần đây tiết lộ rằng một trong những chìa khóa của hạnh phúc và sự hài lòng nằm trên sàn nhảy.

Bước nhảy sẽ chữa lành, chuyển động khiến chúng ta hạnh phúc
Năm 2013, các nhà tâm lý học tại Đại học Örebro đã tiến hành một thí nghiệm với một nhóm thanh thiếu niên bị chứng lo âu, trầm cảm và căng thẳng, ngoài ra còn có các triệu chứng tâm lý như đau cổ và đau lưng. Một nửa trong số này được yêu cầu tham gia hai lớp nhảy mỗi tuần, số người còn lại duy trì cuộc sống thường ngày.
Sau hai năm, những người tham gia các lớp nhảy (tập trung vào niềm vui khi nhảy múa hơn là để biểu diễn), không chỉ có sự cải thiện đáng kể về các triệu chứng tâm lý mà còn cảm thấy hạnh phúc hơn.

Trong một nghiên cứu khác được thực hiện tại Đại học Derby, các nhà tâm lý học đã làm việc với những người đang bị trầm cảm. Những người này tham gia lớp “Salsa” trong vòng 9 tuần. Sau 4 tuần, đã có những sự tiến bộ, và sau khi kết thúc lớp, những người tham gia cho biết họ có ít suy nghĩ tiêu cực hơn, tập trung hơn và cảm giác yên bình và tĩnh lặng hơn.

Nhưng sự thật là nhảy múa không chỉ có tác dụng trong việc trị liệu. Một nghiên cứu tại Đại học Deakin tiết lộ rằng nhảy múa có ảnh hưởng rất tích cực đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Các nhà nghiên cứu Úc đã phỏng vấn 1.000 người và nhận thấy rằng thường những người nhảy múa không chỉ cảm thấy hạnh phúc hơn mà còn hài lòng hơn với cuộc sống của họ, đặc biệt là trong các mối quan hệ, sức khỏe và các mục tiêu đạt được.

Thú vị thay, cũng các nhà tâm lý học tại Đại học New York đã phát hiện ra một hiệu ứng tương tự ở trẻ em. Các nhà nghiên cứu này đã làm việc với 120 trẻ em, từ 2 đến 5 tuổi, và cho các em tiếp xúc với các loại âm thanh khác nhau, một số em đã nhịp theo và bắt chước nhịp điệu của âm nhạc, một số khác thì hoàn toàn loạn nhịp. Họ có thể đánh giá rằng những đứa trẻ di chuyển theo các chuyển động nhịp nhàng cho thấy cảm xúc tích cực hơn và cảm thấy hạnh phúc hơn. Do đó, các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng chúng ta có xu hướng di chuyển theo nhịp điệu của âm nhạc và hơn thế nữa, nhảy múa giúp cải thiện tâm trạng.

Tại sao nhảy múa khiến chúng ta hạnh phúc?
Khi chúng ta nhảy múa, não sẽ giải phóng endorphin, hormone có thể kích hoạt các chất dẫn truyền thần kinh tạo cảm giác thoải mái, thư giãn, vui vẻ và mạnh mẽ. Âm nhạc và nhảy múa không chỉ kích hoạt cảm giác và vận động trong não của chúng ta mà còn cả các trung tâm khoái cảm.

Thật vậy, các nhà thần kinh học tại Đại học Columbia nói rằng khi chúng ta di chuyển theo nhịp điệu, những tác động tích cực của âm nhạc được khuếch đại. Do đó, bí quyết để tận dụng tối đa âm nhạc là đồng bộ hóa các chuyển động với nhịp điệu, vì vậy chúng ta có thể nhân đôi niềm vui.

Tuy nhiên, sự kỳ diệu của nhảy múa không thể được chuyển thành tương tác não một cách đơn giản. Nhảy múa cũng là một hoạt động xã hội cho phép chúng ta kết nối với những người khác, chia sẻ kinh nghiệm và gặp gỡ những người bạn mới, điều này có ảnh hưởng rất tích cực đến sức khỏe tinh thần.

Hơn nữa, khi chúng ta di chuyển, cơ bắp thư giãn theo âm nhạc và cho phép chúng ta giải phóng sự căng thẳng tích tụ, đặc biệt là sự tích lũy ở phần sâu nhất của cơ bắp.

Recent Posts

Start typing and press Enter to search